-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bài viết
30/09/2024
MÔI CĂNG, SƯNG, ĐỎ LÀ BỆNH GÌ?
Viết bởi Lê Tình / 0 bình luận
Môi là vùng da nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng dẫn đến viêm nhiễm. Ở các kỳ trước, chúng ta đã tìm hiểu về bệnh viêm môi do nấm, viêm nứt mép môi, herpes môi… Sau khi post bài, nhiều độc giả đã gửi câu hỏi về cho Heros Beauty rằng môi đang trong tình trạng căng, sưng tấy, đỏ rát rất khó chịu. Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, thậm chí còn tróc vảy li ti thôi thúc các bạn đưa tay lên gãi. Dù đã thoa kem dưỡng ẩm môi nhưng vẫn không đỡ.
Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm chuyên đề bệnh về môi với triệu chứng môi căng, sưng tấy và đỏ rát, ngứa ngáy nhé!
Môi căng, sưng, đỏ là bệnh gì?
Theo như độc giả cung cấp thông tin và hình ảnh thì khả năng lớn là bạn đã mắc chứng chàm môi. Đây là căn bệnh da liễu phổ biến có thể gặp phải ở vị trí đôi môi. Bệnh thường dai dẳng, kéo dài, cần kiên trì điều trị và dưỡng môi thường xuyên để tránh tái bệnh.
Chàm môi còn có tên gọi là viêm môi tiếp xúc kích ứng, viêm môi tiếp xúc dị ứng hay viêm môi bong vảy. Bệnh khiến môi sưng, tấy đỏ, kèm theo cảm giác nóng bỏng rát, ngứa ngáy, bề mặt môi khô sần, có thể tróc váy,đôi môi trở nên tối màu, thâm xỉn hẳn đi..
Nếu không được điều trị kịp thời, chàm môi có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt hoặc trầy xước trên da dễ để lại sẹo, đổi màu.
Bệnh chàm môi
Nguyên nhân gây chàm môi?
Bệnh chàm môi gây ra bởi phản ứng miễn dịch bất thường. Viêm môi chàm thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng như: dị ứng thực phẩm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
Khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân kích thích gây dị ứng hoặc gây kích ứng da ví như son môi, kem đánh răng, son dưỡng, thuốc điều trị bệnh hay thậm chí một loại thực phẩm nào đó… sẽ khiến môi có phản ứng, biểu hiện bằng các triệu chứng nói trên.
Ngoài ra, các hiện tượng thay đổi thời tiết thất thường, thay đổi hormone trong cơ thể hoặc tâm lý căng thẳng cũng có thể gây nên tình trạng này.
Cách điều trị chàm môi
Chàm môi là bệnh lý khó điều trị dứt điểm, dễ tái đi tái lại. Tuy nhiên, bạn sẽ cải thiện được bệnh nếu sớm phát hiện và điều trị đúng cách.
Khi xuất hiện triệu chứng chàm môi như đã nói ở trên, bạn nên thăm khám bác sĩ để được đánh giá đúng về tình trạng môi và có liệu trình điều trị phù hợp.
Thông thường, các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị chàm môi bao gồm:
• Kem bôi trị chàm môi Corticoid: Giúp chống viêm, giảm cảm giác ngứa, đau rát cũng như tình trạng sưng tấy.
Thoa kem trị chàm môi
• Thuốc trị chàm kháng histamin: Giúp hạn chế các triệu chứng ngứa, rát của bệnh, nhưng dễ gây trạng thái buồn ngủ hoặc buồn nôn.
• Thuốc kháng sinh: Được chỉ định bởi bác sĩ nếu trường hợp bị nhiễm trùng hay viêm nhiễm nặng.
• Kem dưỡng ẩm: Giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi, cải thiện tình trạng khô môi, bong da.
Sau khi đã khỏi, bạn vẫn nên duy trì dưỡng ẩm môi hàng ngày, đồng thời tích cực sử dụng rau quả giàu vitamin để tăng đề kháng cho bản thân cũng như luôn giữ vệ sinh môi sạch sẽ để tránh tái lại căn bệnh này.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ NÊN ĐẸP – NỮ TÍNH HƠN NỮA?
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Có thể bạn đã từng nhận ra rằng, không chỉ đôi môi đẹp, da mặt...
BẠN CÓ BIẾT LOẠI DA CỦA MÌNH KHÔNG?
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Phân loại da là bước đầu tiên để chăm sóc đúng cách. Một số người...
Ảnh hưởng của vitamin đến quá trình chăm sóc sắc đẹp
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Vitamin – như chính cái tên của nó trong tiếng anh “thiết yếu” là những...
Các dạng phun môi, mi và mày
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Hiện nay thì có rất nhiều loại phun môi, mi và mày. Mỗi loại có...