-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bài viết

15/03/2025
12 Loại thảo dược quý giúp tăng chất lượng trứng
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Chăm sóc sức khỏe của trứng là một tiền đề của chăm sóc sức khỏe sinh sản. Vì vậy việc cân nhắc lựa chọn những sản phẩm giúp tăng cường chất lượng trứng là hết sức cần thiết. Bài viết này Heros Beauty sẽ thiệu 12 loại dược liệu quý nổi tiếng Thế giới dành cho các chị em giúp tăng cường chất lượng trứng.
1. Vai trò của chất lượng trứng trong sinh sản
Sức khỏe trứng của người phụ nữ ảnh hưởng đến cơ hội thụ tinh và làm tổ, đồng thời cũng quyết định khả năng duy trì trong suốt thai kỳ. Mất 90 ngày để trứng chuẩn bị rụng, trước khi trưởng thành hoàn toàn. Đồng thời trứng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến sức khỏe, lối sống, nội tiết tố, căng thẳng, chế độ ăn uống, v.v.
Bổ sung thực phẩm lành mạnh và cân bằng sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết để giữ cho hệ thống sinh sản khỏe mạnh, nội tiết tố ổn định và cải thiện tuần hoàn.
2. 12 Loại thảo dược giúp tăng chất lượng trứng
2.1 Bạch tật lê
Trong nền y học cổ truyền của nhiều quốc gia, Bạch Tật Lê được biết đến là dược liệu vàng cho người tinh trùng yếu, giúp nam giới vô sinh do tinh trùng yếu sớm có con. Không chỉ thế Bạch tật lê còn giúp các chị em phụ nữ cải thiện đáng kể tình trạng chất lượng trứng, giải quyết tình trạng tắc nghẽn ống dẫn trứng. Hiện nay, tác dụng của Bạch Tật Lê không chỉ được công nhận bởi các tài liệu đông y, y dược cổ truyền mà các nghiên cứu khoa học mới đây cũng đã cho thấy Bạch Tật Lê rất tốt sức khỏe sinh sản.
2.2 Lodhra
Lodhra có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu cho những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc điều chỉnh hormone nữ cũng giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Nồng độ hormone cân bằng giúp rụng trứng hoặc giải phóng trứng từ ống dẫn trứng. Lodhra cũng là một loại thuốc bổ tử cung mạnh. Nó có thể giúp cải thiện tình trạng vô sinh ở phụ nữ bằng cách kích hoạt quá trình trưởng thành và giải phóng trứng.
2.3 Me rừng
Trong thành phần của quả me rừng rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đồng thời, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giúp cơ thể hấp thụ Canxi. Vì vậy, bổ sung từ 3 - 5 quả me rừng tươi mỗi ngày cũng đã giúp tăng cường khả năng hấp thu Canxi của cơ thể giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Các chức năng liên quan đến buồng trứng hoạt động tốt hơn, mang lại chất lượng trứng tốt hơn.
2.4 Rau đắng biển
Rau đắng biển có vị đắng và tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc, và lợi tiểu hiệu quả. Loại rau này thường được sử dụng làm thuốc chữa ho, điều trị tiểu buốt, tiểu rắt, và táo bón. Ngoài ra, rau đắng biển còn giúp cải thiện tuần hoàn não, tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời hỗ trợ điều trị động kinh.
Khi cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, có thể nhai từ 1-2 cọng rau đắng để giảm cảm giác mệt mỏi. Các chất có trong rau đắng có thể cân bằng các hormone gây căng thẳng trong cơ thể, giúp tăng cường tinh thần và giảm mệt mỏi. Đồng thời, việc ăn rau đắng cũng có thể giảm nguy cơ viêm mô thần kinh, một tình trạng gây mệt mỏi và lo âu. Như vậy, rau đắng không chỉ tốt cho sức khỏe của não bộ, mà còn giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.
2.5 Guduchi
Guduchi là nguồn thực phẩm giàu protein và vi chất dinh dưỡng như: sắt, kẽm, đồng, canxi, phốt pho và mangan. Nó cũng chứa nhiều chất chuyển hóa thực vật chẳng hạn như terpen, ancaloit, flavonoid, steroid và glycoside. Việc bổ sung guduchi vào chế độ ăn sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng trứng của các chị em.
2.6 Cỏ ba lá đỏ
Cỏ ba lá đỏ có cơ chế điều hòa hai chiều, khi nồng độ estrogen của cơ thể tăng cao, cỏ ba lá đỏ sẽ ức chế sự tiết hormone. Và ngược lại, cỏ ba lá đỏ có tác dụng dược lý giống estrogen khi nồng độ estrogen trong cơ thể thấp. Về mặt lâm sàng, cỏ ba lá đỏ không chỉ được sử dụng để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt khi nồng độ estrogen ở phụ nữ tăng lên mà còn điều trị hội chứng mãn kinh và mãn kinh khi nồng độ estrogen giảm. Ngoài ra, cỏ ba lá đỏ còn có thể điều trị các bệnh liên quan đến estrogen như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và loãng xương.
2.7 Vidarikanda
Vidarikanda là một loại thảo mộc bổ dưỡng, đặc biệt là đối với sinh sản và tiết niệu. Củ rất giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chống oxy hóa. Nó được sử dụng để hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng cường tiết sữa ở các bà mẹ đang cho con bú và thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh.
2.8 Manjistha
Manjistha là một loại dược thảo nổi tiếng trong y học Ayurveda. Nó thường được sử dụng để lọc máu, hỗ trợ hệ bạch huyết và cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể. Manjistha được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm sạch máu. Những đặc tính này có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, bao gồm cả khu vực khung chậu, nơi chứa buồng trứng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt và giảm các triệu chứng liên quan đến mất cân bằng nội tiết tố, điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến chức năng trứng.
2.9 Shatavari
Shatavari là một loại dược phẩm tuyệt vời cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Shatavari giúp cân bằng nội tiết tố. Sự cân bằng hormone (đặc biệt là estrogen và progesterone) rất quan trọng trong quá trình phát triển nang trứng và trứng, từ đó có thể cải thiện chất lượng trứng, Bên cạnh đó, Shatavari còn tăng cường sức khỏe đỉnh điểm, giảm căng thẳng và nuôi dưỡng cơ thể.
2.10 Ashwagandha
Ashwagandha là một loại thảo dược phổ biến trong y học. Ashwagandha có tác dụng giảm stress và cân bằng hormone, tăng cường chức năng buồng trứng, cải thiện nội tiết tố. Việc bổ sung Ashwagandha vào chế độ ăn uống sẽ giúp các chị em cải thiện đáng kể chất lượng buồng trứng.
2.11 Cam thảo
Cam thảo là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Cam thảo có chứa glycyrrhizin và các hợp chất flavonoid, có thể ảnh hưởng đến hệ nội tiết. Một số nghiên cứu cho thấy cam thảo có thể điều chỉnh mức hormon như estrogen và progesterone, vốn quan trọng cho sự phát triển của nang trứng và quá trình rụng trứng. Việc sử dụng cam thảo sẽ giúp ích nhiều cho quá trình chăm sóc sức khỏe từ đó nâng cao chất lượng buồng trứng.
2.12 Triphala
Triphala là một công thức thảo dược cổ truyền trong y học Ayurvedic, bao gồm ba loại trái cây: Amla (Emblica officinalis), Haritaki (Terminalia chebula), và Bibhitaki (Terminalia bellirica). Nó được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, giải độc cơ thể, và tăng cường khả năng miễn dịch. Sử dụng triphala thường xuyên sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, từ đó chất lượng trứng sẽ được cải thiện và tốt hơn.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây về 12 dược liệu quý giúp tăng cường chất lượng trứng sẽ cung cấp thêm cho chị em những thông tin hữu ích. Từ đó, các bạn nữ sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn, hỗ trợ chức năng sinh sản được khoẻ mạnh và hoạt động ổn định.
Cách chọn màu son phù hợp theo từng sự kiện
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Mỗi người có một cá tính và phong cách riêng, nên việc lựa chọn màu...
NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY NÊN TÌNH TRẠNG NẾP NHĂN
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Nếp nhăn, một dấu hiệu rõ ràng của lão hóa da. Nguyên nhân nào dẫn...
TÌM HIỂU CÁC LOẠI DA: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH CHĂM SÓC
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Khi nhắc đến các loại da chúng ta thường đang nói về cách làn da...
CHÌA KHÓA ĐỂ GIẢM MỠ NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ LÂU DÀI
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Để giảm mỡ hiệu quả cần có sự kết hợp hài hòa giữa chế độ...