-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bài viết
30/09/2024
Viêm môi do nấm
Viết bởi Lê Tình / 0 bình luận
Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm môi là do nhiễm nấm, thường là nấm Candida. Bệnh thường dai dẳng, khó trị dứt điểm nếu không chăm sóc môi kỹ càng. Viêm môi do nấm khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, bứt rứt và giảm đi tính thẩm mỹ nghiêm trọng cho khuôn mặt.
Nấm gây viêm môi bắt đầu do đâu?
Sự phát triển của mức của các loại nấm tại khu vực môi sẽ khiến môi viêm nhiễm. Tình trạng này thường do các nguyên nhân chủ yếu sau:
• Hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch suy giảm như người già, người nhiễm HIV, những người bệnh ung thư đang trong quá trình điều trị hóa trị… thường dễ nhiễm nấm và phát triển vi khuẩn, làm tăng nguy cơ viêm môi.
• Tiếp xúc với nấm: Sự tiếp xúc thường xuyên với các phân tử nấm có trong không khí từ môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, cũng là nguy cơ gây bệnh viêm môi do nấm.
• Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể làm thay đổi cân bằng vi sinh trong miệng và tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm.
• Yếu tố hormone: Sự thay đổi về hormone như trong giai đoạn kinh nguyệt, dậy thì, mang thai hoặc trong quá trình sử dụng các biện pháp tránh thai có thể làm tăng khả năng mắc viêm môi do nấm.
Môi viêm nhiễm do nấm
Triệu chứng môi bị viêm do nấm
Các triệu chứng điển hình của viêm môi do nấm đó là:
• Môi sưng đau: Khi môi viêm do nấm, bạn sẽ thấy môi sưng tấy kèm theo cảm giác đau rát. Nó thậm chí có thể lan rộng đến khu vực xung quanh miệng.
• Nổi mẩn đỏ và ngứa: Kèm theo biểu hiện sưng tấy, môi có thể xuất hiện các đốm đỏ, nổi mẩn và gây ngứa, kích ứng. Tình trạng gây cảm giác bứt rứt, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, tuyệt đối không được gãi, tránh để tình trạng nặng hơn.
Viêm môi do nấm gây ngứa
• Môi khô và bong tróc: Khi môi viêm do nấm, da môi rất dễ tróc vảy, bong mảng kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
• Nứt ở góc môi: Viêm môi do nấm nhìn chung thường tập trung ở góc môi, tạo ra các vết nứt. Điều này gây đau đớn, khó khăn khi mở rộng miệng hoặc khi ăn uống.
• Miệng có mùi khó chịu: Nấm khiến môi viêm có mùi hôi khó chịu. Điều này khiến người bệnh càng thêm không thoải mái, tự ti khi giao tiếp.
Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến chuyên khoa để thăm khám bác sĩ và điều trị. Không nên tự ý thoa thuốc để tránh hiện tượng bội nhiễm bạn nhé!
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ NÊN ĐẸP – NỮ TÍNH HƠN NỮA?
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Có thể bạn đã từng nhận ra rằng, không chỉ đôi môi đẹp, da mặt...
BẠN CÓ BIẾT LOẠI DA CỦA MÌNH KHÔNG?
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Phân loại da là bước đầu tiên để chăm sóc đúng cách. Một số người...
Ảnh hưởng của vitamin đến quá trình chăm sóc sắc đẹp
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Vitamin – như chính cái tên của nó trong tiếng anh “thiết yếu” là những...
Các dạng phun môi, mi và mày
Viết bởi Thanh Hoa / 0 bình luận
Hiện nay thì có rất nhiều loại phun môi, mi và mày. Mỗi loại có...