Bài viết

Được tô son bao nhiêu lần một ngày để đảm bảo sức khỏe?
30/04/2024

Được tô son bao nhiêu lần một ngày để đảm bảo sức khỏe?

Viết bởi Lê Tình / 0 bình luận

Son môi được cho là vũ khí tối thượng cho nhan sắc người phụ nữ thăng hạng. Hầu như cô nàng nào cũng có ít nhất bên mình một thỏi son để trở nên xinh đẹp, tự tin, quyến rũ và thu hút.

Tuy nhiên, để thỏi son có màu bền đẹp thì không thể thiếu đi thành phần các chất hóa học. Điều đó khiến nhiều chị em băn khoăn không biết có nên sử dụng son nhiều hay không, một ngày nên tô bao nhiêu lần thì an toàn, cùng Heros Beauty tìm hiểu nhé!

Trước tiên hãy tìm hiểu về thành phần của son môi!

Son môi chứa thành phần gì?

Một thỏi son thông thường thường chứa các thành phần sau:

1. Sáp: Đây là thành phần cơ bản, nền tảng để tạo nên hình dáng thỏi son, đồng thời tạo độ bóng, trơn và độ bám của son. Ngoài sáp tự nhiên từ sáp ong, sáp mỡ cừu.. thì còn có các loại hydrocarbon như parafin, ozokerit.

2. Chất tạo màu: Để thỏi son có màu thì không thể thiếu được chất tạo màu. Chất tạo màu gồm có: chất tạo màu vô cơ và chất tạo màu hữu cơ. Màu vô cơ thường được sử dụng như sắt oxid, TiO2, ZnO... với đặc tính khó tán, không tan. Màu hữu cơ như beetroot red, Anthocyanins, Lactoflavin tan được, dễ phân tán đều nhưng lại gây lem màu. Do đó, người ta thường kết hợp cả 2 để tạo ra màu bền đẹp nhất.

Các kim loại nặng trong chất tạo màu nói trên, đặc biệt là chì có ảnh hưởng có hại đến hệ thần kinh. Nó cũng có thể gây tổn thương não, mất cân bằng nội tiết tố và vô sinh. Các kim loại nặng đồng thời cũng khiến môi thâm, xỉn màu.

3. Dầu: Dầu giúp giữ ẩm, tạo độ mềm mượt cho môi và hòa tan các loại chất tạo màu hoặc các chất hòa tan khác trong son. Các loại dầu phổ biến là dầu thầu dầu, dầu cọ, dầu khoáng, triglyceride, dimethicon, cyclomethicon, dầu thực vật... Với lại hóa dầu có thể gây ra sự rối loạn nội tiết hoạt động như một trở ngại cho sự tăng trưởng, phát triển, sinh sản và trí thông minh.

4. Chất bảo quản và chống oxy hóa: Formaldehyde và paraben được biết đến là chất gây ung thư. Son môi sử dụng các chất bảo quản này gây kích ứng mắt, ho, thở khò khè và kích ứng trên da. Các loại dầu khoáng được sử dụng trong son môi làm bít lỗ chân lông trên da và là nguyên nhân gây ra nhiều tác hại lâu dài. Ngoài ra, bismuth oxychloride là một hóa chất được sử dụng để bảo quản son môi nhưng nó cực kỳ có hại cho cơ thể. Tác hại của son môi là do đặc tính gây ung thư của thành phần này. Các propylparaben hoạt động như chất bảo quản giống như formaldehyde.

5. Chất tạo mùi: Hương thơm trong son thường được tạo từ mùi hương hóa học, dùng lâu dài cũng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Vậy sử dụng son bao nhiêu lần/ngày là hợp lý?

Các thành phần hóa học nói trên khi sản xuất son đều được kiểm định chất lượng và kiểm soát mức độ đảm bảo, song chị em nên dùng son với tuần suất vừa phải, chỉ nên dùng tối đa 3-5 lần/ngày để đảm bảo lượng kim loại nặng và hóa chất dung nạp vào cơ thể không vượt ngưỡng (20% giới hạn lượng tiêu thụ hàng ngày ADI). Cũng cần chú ý lau bớt son môi khi ăn uống để bớt dẫn độc tố vào cơ thể.

Khuyến mãi lớn nhân dịp lễ Quốc khánh 2/9
19/08/2024

Khuyến mãi lớn nhân dịp lễ Quốc khánh 2/9

Viết bởi herosbeauty / 0 bình luận

Kính gửi: Các Nhà phân phối và Khách hàng của Công ty TNHH Heros Beauty...

Những công dụng của trứng cá tầm đen mà có thể bạn chưa biết
27/06/2024

Những công dụng của trứng cá tầm đen mà có thể bạn chưa biết

Viết bởi herosbeauty / 0 bình luận

Trứng cá tầm đen, tên tiếng Anh là Caviar, được sử dụng không chỉ trong...

Các loại tế bào gốc trong phun xăm môi
10/04/2024

Các loại tế bào gốc trong phun xăm môi

Viết bởi herosbeauty / 0 bình luận

Phương pháp tế bào gốc hiện nay rất phổ biến trong công nghệ chăm sóc...

Những giải pháp cho đôi môi nhợt nhạt
10/04/2024

Những giải pháp cho đôi môi nhợt nhạt

Viết bởi herosbeauty / 0 bình luận

Trong ngũ quan gương mặt, có thể nói đôi môi là tâm điểm thu hút...

icon icon